Tài Nguyên Học TậpVật Lý 9

STEM – Thấu kính thần kì khi nhìn qua cốc nước

Hướng dẫn STEM – Thấu kính thần kì khi nhìn qua cốc nước. Hy vọng với phương pháp giải bám sát chương trình sách giáo khoa giúp các em ôn luyện để đạt điểm cao trong các bài thi sắp tới.

STEM – Thấu kính thần kì khi nhìn qua cốc nước

STEM – Thấu kính thần kì khi nhìn qua cốc nước

Thấu kính thần kì

Bạn đang xem: STEM – Thấu kính thần kì khi nhìn qua cốc nước

1. Mục tiêu

– Giải thích được nguyên tắc mũi tên đảo chiều

– Thực hiện được thí nghiệm

2. Nguyên liệu

– 1 cốc thủy tinh trong suốt

– 1 chai nước sạch

– 1 bản vẽ mũi tên có màu

3. Cách thực hiện

Bước 1: Đặt bản vẽ sau cốc thủy tinh

Bước 2: Rót nước từ từ vào cốc nước, quan sát hiện tượng

Video thực hiện thí nghiệm


4. Hiện tượng và giải thích hiện tượng

a. Hiện tượng

Mũi tên bị đảo chiều khi đi qua cốc nước

b. Giải thích hiện tượng

– Một tia sáng khi đi qua không khí, thủy tinh, nước, tiếp tục đi qua thủy tinh, và trở lại. Mỗi lần ánh sáng đi qua một môi trường này đến một môi trường khác, nó khúc xạ.

– Sự thay đổi hướng truyền ánh sáng khi đi qua mặt phân cách giữa hai môi trường gọi gọi là khúc xạ ánh sáng

– Cốc thủy tinh chứa nước hoạt động như một thấu kính. Vượt qua nó, các tia sáng hội tụ tại một điểm, sau đó phân kì

– Điểm mà tại đó các tia sáng hội tụ gọi là tiêu điểm. Bên ngoài tiêu điểm, hình ảnh đảo chiều bởi các tia sáng đổi hướng

Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội


Đăng bởi: Khoa Vật Lý – Trường ĐHSPHN

Chuyên mục: Tài Liệu Học Tập, Vật Lí Lớp 8

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *